Chương 7 - Cung cấp thanh khoản đồng thời giao dịch lãi suất

Cấp độ: Nâng cao

Đầu tiên cần phải xem xét điều gì tạo nên pool thanh khoản AMM của Pendle.

Thành phần của pool thanh khoản Pendle

Một pool thanh khoản Pendle bao gồm PTSY. Để dễ hình dung, chúng ta sẽ sử dụng stETH làm ví dụ. Một pool stETH (bất kể ngày đáo hạn) sẽ gồm hai token:

  • PT-stETH

  • SY-stETH

SY là phiên bản được "bọc" (wrap) của tài sản gốc, cung cấp cho Pendle một tiêu chuẩn để tương tác với bất kỳ tài sản sinh lãi nào và phân tách nó thành PT và YT. Bạn có thể hiểu SY tương tự như tài sản sinh lãi gốc.

Lưu ý rằng không có YT riêng biệt trong pool, vì cả PT và YT đều được giao dịch thông qua cùng một pool thanh khoản. Điều này là khả thi nhờ việc sử dụng AMM giả (pseudo-AMM) với cơ chế flash swaps. Tuy nhiên chúng ta sẽ không đi sâu vào chi tiết ở đây.

1. Zap in để cung cấp thanh khoản nhằm Long PT

Chiến lược tối ưu: Vừa hưởng lợi nhuận cố định, vừa kiếm phí giao dịch từ pool thanh khoản PT

Việc nắm giữ PT mang lại cho bạn lãi suất cố định không phụ thuộc vào điều kiện thị trường, đây là một chiến lược an toàn nhưng vẫn có thể mang lại lợi nhuận cao.

PT có thể được sử dụng để cung cấp thanh khoản cho các pool của Pendle gia tăng lãi suất kiếm được. Bằng cách cung cấp thanh khoản từ PT và tài sản gốc (ví dụ: PT-stETH + stETH), bạn có thể kiếm được:

  1. Phí giao dịch từ các pool thanh khoản

  2. Phần thưởng khuyến khích bằng $PENDLE

  3. Lãi suất tự nhiên (Native yield)

    1. Một phần lãi suất cố định từ PT

    2. Một phần lãi suất từ tài sản gốc

Bạn có thể rút PT khỏi pool thanh khoản bất kỳ lúc nào và bán lấy lợi nhuận, hoặc quy đổi lại thành tài sản gốc khi đáo hạn.

Cách thực hiện

Pendle giúp bạn dễ dàng sử dụng chiến lược này thông qua tính năng Zap In. Tính năng này tự động chuyển đổi token đầu vào của bạn thành PT và tài sản gốc, sau đó sẽ thêm chúng vào pool thanh khoản.

Cách sử dụng chiến lược này:

  1. Truy cập “Pendle Trade” -> Pool ở menu phía trên.

  2. Chọn pool thanh khoản của tài sản mong muốn.

  3. Ở mục "Zap In", chọn tài sản đầu vào và số lượng (có thể chọn token khác với tài sản gốc).

  4. Kiểm tra sự thay đổi của Implied APY và số lượng LP token nhận lại.

  5. Phê duyệt và xác nhận Zap In.

💡Lưu ý: Vị thế LP của bạn không bị khóa và bạn có thể thoát vị thế bất kỳ lúc nào, ngay cả trước ngày đáo hạn. APY bạn kiếm được từ việc cung cấp thanh khoản không phụ thuộc vào ngày đáo hạn.

Tại sao đây cũng là một chiến lược bán khống lãi suất?

Như đã đề cập trong Chương 6 - Bán khống lãi suất, việc cung cấp thanh khoản bằng PT đồng nghĩa với việc bạn có cái nhìn hơi tiêu cực về llãi suất của tài sản gốc và đang bán khống nó. Nói cách khác, chiến lược này giúp bạn hạn chế được một phần rủi ro trước khả năng giảm lãi suất của tài sản.

Nếu bạn muốn duy trì vị thế LP lãi suất trung lập, bạn có thể tham khảo phần tiếp theo.

2. Duy trì lãi suất cân bằng với chế độ “Zero price impact”

Nếu bạn muốn cung cấp thanh khoản mà không xuất hiện việc bán khống lãi suất, bạn có thể sử dụng tùy chọn chế độ “Zero price impact” khi sử dụng tính năng Zap In.

Như chúng ta đã biết, một pool thanh khoản của Pendle được tạo thành từ PT và tài sản gốc. Theo mặc định, khi bạn sử dụng Zap In để cung cấp thanh khoản, một phần tài sản gốc sẽ được dùng để mua PT từ pool PT/SY, phần còn lại sẽ được bọc thành SY. Tuy nhiên, việc mua PT này có thể ảnh hưởng đến giá PT và lãi suất cố định.

Chế độ “Zero price impact” là gì?

Khi kích hoạt chế độ này, toàn bộ tài sản gốc sẽ được chuyển đổi thành SY. Một phần SY này sẽ được dùng để mint PT và YT. PT và phần SY còn lại sẽ được sử dụng để cung cấp thanh khoản, trong khi YT sẽ được giữ lại trong ví của bạn. Điều này giúp tránh mua PT trong quá trình Zap In, do đó không gây ra bất kỳ tác động nào đến giá của PT.

Đây là tùy chọn dành cho người dùng trung cấp hoặc nâng cao, vì bạn cần biết cách quản lý vị thế YT của mình.

Lãi suất cân bằng (yield-neutral)

Bằng cách sử dụng chế độ này, bạn đang cân bằng ảnh hưởng của PT trong vị thế LP với YT trong ví của bạn. Điều này có nghĩa là bạn đang duy trì vị thế cân bằng với lãi suất thay vì bán khống lãi suất.

Khi nào không nên sử dụng chế độ “Zero price impact”?

Bạn sẽ có thể không muốn sử dụng chế độ này khi:

  • Bạn không muốn quản lý bất kỳ một vị thế YT nào:

    • Ví dụ, trên Ethereum, việc duy trì một vị thế YT nhỏ có thể không đáng do phí gas cao.

  • Bạn cho rằng giá YT đang được định giá quá cao (nghĩa là giá PT đang rẻ và bạn muốn sở hữu nhiều PT hơn ở trong pool)

3. Cách sử dụng LP trong giao dịch lãi suất

Zap in khi Implied APY / Fixed APY Cao

Một cách để sử dụng LP như một phần của giao dịch lãi suất là mở vị thế khi Implied APY cao và thoát ra khi nó thấp.

Điều này tương tự như việc mua PT, thời điểm lý tưởng để mua là khi Implied Yield cao. Khi Implied APY cao, có nghĩa PT rẻ hơn (so với token gốc) và Fixed APY (Lãi suất cố định) thu được sẽ cao hơn.

Ngược lại, khi Implied APY thấp, có nghĩa PT đắt hơn, và bạn có thể cân nhắc thoát khỏi vị thế LP để chốt lời sớm. Bạn cũng có thể giữ vị thế LP và tiếp tục kiếm lãi suất từ pool thanh khoản cho đến ngày đáo hạn, sau đó PT có thể được quy đổi lại thành tài sản gốc theo tỷ lệ 1:1.

Bán Khống Lãi Suất với LP

Như đã đề cập, Long PT = Bán khống lãi suất (Short yield). Bạn có thể nhanh chóng chuyển đổi giữa các vị thế Long và Short yield bằng cách zap giữa YT và LP, thay vì YT và PT.

Một vị thế LP nắm giữ một phần PT cũng gần như tương tự với "bán khống" lãi suất, đồng thời còn kiếm thêm lãi suất (từ phí giao dịch, phần thưởng PENDLE và phần thưởng SY) bên cạnh lãi suất cố định của PT.

Không còn bận tâm về Tổn thất tạm thời (Impermanent Loss - IL)

Bởi vì một pool thanh khoản của Pendle chỉ bao gồm PT và tài sản gốc, vốn có sự tương quan cao và được xem như cùng một loại tài sản, nên tỷ giá của chúng không biến động nhiều. Điều này có nghĩa là IL sẽ ở mức tối thiểu trước khi đáo hạn. Thêm vào đó, nhờ PT có thể quy đổi 1:1 lại tài sản gốc khi đáo hạn, IL cũng được đảm bảo bằng 0 khi pool đáo hạn.

LP trên Pendle hoạt động hiệu quả bất kể IL được thể hiện ở các nghiên cứu bên dưới

  • Nghiên cứu về hiệu suất của LP trên Pendle - Part 1

    • LP trên Pendle so với việc nắm giữ tài sản không có lãi suất (ví dụ: ETH)

      • LP vượt trội hơn hẳn so với việc chỉ nắm giữ tài sản trong tất cả các trường hợp nghiên cứu, ngay cả khi đã loại trừ phần thưởng khuyến khích là $PENDLE

      • Không có IL trong tất cả trường hợp nghiên cứu

      • LP trên Pendle càng lâu thì hiệu suất càng vượt trội

  • Nghiên cứu về hiệu suất của LP trên Pendle - Part 2

    • LP trên Pendle so với việc gửi vào các protocol để nhận được lãi suất gốc (e.g. stETH)

      • Nhìn chung, hiệu suất của LP trên Pendle vẫn vượt trội, ngay cả khi đã loại trừ phần thưởng khuyến khích là $PENDLE

      • Trong trường hợp xấu nhất, IL cũng chỉ ở mức 0.85%

      • Khi có thêm phần thưởng khuyến khích $PENDLE incentives, pool stETH và gDAI thậm chí còn không có IL

      • Hiệu suất của LP có chế độ Zero Price Impact so với LP không có chế độ Zero Price Impact phụ thuộc vào Underlying APY cũng như Implied APY của pool. Nhưng cả hai vẫn vượt trội so với những người không sử dụng Pendle.

💡 Gia tăng APY với vePENDLE

Bạn có thể gia tăng APY (lên tới 2.5 lần) cho vị thế LP của bạn bằng cách lock $PENDLE để nhận về vePENDLE. Giao diện Zap sẽ cho bạn biết cần phải khóa bao nhiêu $PENDLE trong khoảng thời gian bao lâu để có thể nhận được mức gia tăng APY tối đa.

Với vePENDLE, bạn cũng có thể bỏ phiếu cho những pool mà bạn muốn để phân bổ phần thưởng khuyến khích đồng thời cũng kiếm thêm được phí giao dịch của pool bạn đã bỏ phiếu. Tìm hiểu thêm tại đây.

💡 Ước tính lợi nhuần với Máy tính (Calculator): Hãy tìm biểu tượng “Calculator” ở phía dưới cùng bên phải của trang chủ “Trade”. Máy tính cho phép bạn có thể ước tính lợi nhuận tiềm năng cho những chiến lược khác nhau như mua PT hoặc YT, và so sánh chúng với việc chỉ nắm giữ tài sản ban đầu.

Last updated